Cây cà phê là biểu tượng của sự đa dạng sinh học và văn hóa trên khắp thế giới. Qua từng quy trình trồng, chăm sóc và chế biến, cây cà phê tạo nên hương vị tuyệt vời mà hàng triệu người trên thế giới yêu thích. Cùng Drone Việt tìm hiểu thêm thông tin về cây cà phê qua bài viết này bạn nhé!
Nguồn gốc của cây cà phê
Cà phê là loại cây ngoại nhập không phải cây bản địa tại Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi. Cây thuộc họ thiến thảo (Rubiaceae) trong họ thực vật này lại chia thành nhiều chi nhỏ, trong đó cây cà phê mà chúng ta trồng thuộc chi Coffea (chi cà phê). Tuy nhiên không phải loài nào trong chi Coffea cũng chứa chất caffein. Một số cây còn có hình thái thực vật khác xa cây cà phê như canh-ki-na, câu đằng, cây nhàu…
Cây cà phê được đưa vào trồng tại nước ta khoảng từ năm 1870 bởi các giáo sĩ người Pháp. Chủ yếu thuộc 03 giống là:
- Cà phê chè (Tên khoa học Coffea Arabica): Chiếm 61% sản lượng cà phê thế giới
- Cà phê vối (Tên khoa học Coffea Robusta): Chiếm 39% sản lượng cà phê thế giới
- Cà phê mít (Tên khoa học Coffea Liberica): Chiếm ít hơn 1% sản lượng
Việt Nam có diện tích trồng cây cà phê lớn, đặc biệt là ở các vùng cao nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kontum, và Lâm Đồng. Sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây, giúp nước ta giữ vững vị thế là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Đặc điểm sinh học của cây cà phê
Thân, lá, rễ cây
- Cà phê là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao nếu để tự nhiên có thể đạt đến 5m (cà phê chè), 6-8m (cà phê vối) và trên 10m (cà phê chè). Tuy nhiên trong môi trường canh tác để thuận tiện cho thu hoạch, chủ yếu người canh tác sẽ hãm ngọn cho cây ở chiều cao 2-4m.
- Lá cây cà phê có hình mũi mác, thon dài, mặt trên thường xanh đậm và bóng hơn mặt dưới, mọc đơn và đối xứng 2 bên cành. Chiều dài lá từ 20-25cm, chiều rộng từ 10-15cm. Gân lá thường hằn xuống mặt lá tạo ra cảm giác lồi lõm đặc trưng.
- Rễ cà phê là loại rễ cọc, có thể ăn sâu xuống đến 3m, các rễ phụ tỏa rộng đến 4m. Tuy nhiên vào mùa khô cây chịu hạn kém. Cần phải tưới bổ sung 3-5 đợt để đảm bảo năng suất.
Hoa cà phê
Có màu trắng, nở thành chùm theo mỗi nách lá, có mùi thơm dễ chịu thu hút các loại côn trùng đến thụ phấn. Hoa thường nở thành 1-2 đợt vào mùa khô, khi được cung cấp đủ nước hoặc gặp mưa trái vụ.
Quả cà phê
Quả có hình bầu dục, đậu thành chùm sát nhau, to khoảng 1cm, bên trong có 1-2 hạt (còn gọi là nhân) thường có hình bán cầu, một mặt phẳng ép vào nhau mặt bên ngoài có hình vòng cung. Khi quả còn non có màu xanh đôi khi có sọc nhạt, khi chín chuyển sang màu cam hoặc đỏ thẫm. Thời gian từ lúc đậu quả đến thu hoạch là 7-9 tháng.
Thời gian sinh trưởng phát triển của cà phê
Cà phê bắt đầu thu hoạch sau khoảng 2-3 năm từ khi được trồng, và giai đoạn chính của quá trình thu hoạch diễn ra từ năm thứ 4 trở đi. Sau đó, hiệu suất sẽ giảm dần và cần thay thế hoặc cải tạo sau khoảng 20-25 năm.
Năng suất của cây phụ thuộc vào loại cà phê và phương pháp chăm sóc. Với những giống cà phê cao cấp như cà phê TR4, cà phê TR9, cà phê TRS1, cà phê dây Thuận An, cà phê xanh lùn TS5, mỗi hecta có thể đạt được năng suất khoảng 6-8 tấn (đối với cây ghép) hoặc 4-6 tấn (đối với cây thực sinh ươm từ hạt).
Thời kỳ thu hoạch thường là từ tháng 11 – tháng 1( dương lịch) trong năm. Sau khi thu hoạch, quả cà phê cần được phơi hoặc sấy ngay để tránh tình trạng ẩm và hạn chế sự hình thành mốc đen nhân, từ đó bảo vệ giá trị thương phẩm. Việc thu hoạch cũng nên diễn ra khi số lượng quả chín đạt trên 90% để đảm bảo chất lượng. Phần vỏ trấu có thể được sử dụng để ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây.
Kỹ thuật canh tác cây cà phê hiệu quả
Chọn giống
Việc chọn giống cà phê là quan trọng để đảm bảo rằng cây cà phê sẽ phát triển và cho năng suất tốt dưới điều kiện khí hậu và đất phù hợp. Dưới đây là một số giống cà phê phổ biến mà người trồng có thể xem xét:
- Arabica (Cà phê chè): Chủ yếu trồng ở độ cao thấp, từ mực nước biển đến khoảng 800 mét, và có thể chịu đựng nhiệt độ cao hơn
- Robusta (Cà phê vối): Chủ yếu trồng ở các vùng có độ cao từ 200 – 1,000 mét, khí hậu ấm áp, và đất pha loãng
- Liberica (Cà phê mít): Phù hợp với độ cao từ 400 – 1,500 mét, và có khả năng chịu nhiệt độ cao và thấp.
Đất trồng
Để đạt được năng suất cao và ổn định, việc trồng cà phê trên đất đỏ bazan là lựa chọn phù hợp nhất. Đối với đất trồng cà phê, đặc điểm quan trọng bao gồm khả năng thoát nước tốt, tơi xốp, và độ pH nằm trong khoảng 5.0 – 6.5. Đối với tầng canh tác, cần có độ sâu từ 0.8 – 1m, đất giàu dinh dưỡng, và hàm lượng hữu cơ ở mức trung bình đến cao.
Hố trồng
Diện tích đối với hố trồng cây cà phê nên tối thiểu là 50x50x50cm, đối với những loại đất cằn thì cần phải đào sâu hơn khoảng 10%. Tiếp theo trộn phân bón lót cho hố trồng khi đào xong với tỷ lệ 0,5 kg phân lân và 15 kg phân chuồng hoai mục, 1kg vôi bột để khử trùng. Trộn đều trên đất rồi lấp lại, sau 1 tháng mới bắt đầu trồng cây cà phê.
Mật độ trồng cây cà phê
- Đối với cà phê Robusta hay cà phê vối, khoảng cách giữa mỗi cây nên là từ 2,5m đến 3,5m tương đương với mật độ 1300 cây trên mỗi héc ta
- Đối với cà phê Catimor hay cà phê chè, khoảng cách giữa mỗi cây nên là 1 đến 2m tương đương với mật độ 5000 cây trên mỗi héc ta.
Kết luận
Cà phê hiện đang là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, diện tích canh tác sầu riêng hiện đang được nhân rộng liên tục trên nhiều địa bàn trong thời gian qua.
Việc quản lý bền vững và ứng dụng các phương pháp canh tác hiệu quả trở nên ngày càng quan trọng để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cấp cà phê.
Hi vọng những thông tin mà Drone Việt cung cấp ở bài viết này sẽ hữu ích với bà con. Chúc bà con thành công!