Nguyên nhân gây bệnh thối rễ sầu riêng và các biện pháp xử lý

Bệnh thối rễ sầu riêng

Trong hệ sinh thái đất, tồn tại nhiều loại vi sinh vật có lợi cho quá trình phân giải và chuyển hóa chất dinh dưỡng của cây trồng. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số loại nấm gây hại cho cây trồng. Bệnh thối rễ sầu riêng khiến cây mất khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nếu không được phát hiện sẽ làm chết cây. 

Hãy cùng Drone Việt Nam tìm hiểu thêm thông tin về bệnh thối rễ, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả cho cây sầu riêng trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thối rễ ở cây trồng là gì?

Hiện tượng thối rễ ở cây trồng thực chất là do sự xâm nhập của các loại vi sinh vật, virut, nấm và vi khuẩn hoại mục, gây hại bộ rễ của cây trồng. Từ đó, làm cho rễ cây bị suy yếu và đổi màu. Các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển lên các bộ phận khác của cây. Từ đó làm cho cây còi cọc và chết dần chết mòn.

Một số chủng vi khuẩn, nấm gây bệnh thối rễ ở cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Chính vì thế, một khi cây bị thối rễ rất dễ lây lan khiến chúng ta không kịp đối phó với bệnh.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thối rễ sầu riêng

Cây sầu riêng nếu bị úng nước trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, trong nhiều trường hợp cây bị thối rễ là do tưới nước sai cách hoặc cũng có thể là do vi khuẩn, nấm tích tụ gây thành bệnh.

Bệnh thối rễ sầu riêng là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora và Rhizoctonia H4 và tuyến trùng gây ra. Trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất. 

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân chủ quan sau:

  • Tưới dư, thừa nước quá nhiều: Lượng nước tưới bị dư, vượt quá khả năng chịu đựng của cây là bước đầu gây nên bệnh thối rễ. Nước ngập làm rễ bị ngộp, khó hô hấp. Đồng thời nồng độ oxy trong đất giảm, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.
  • Đất thẩm thấu kém, không tơi xốp: Khả năng thẩm thấu của đất sẽ góp phần lưu thông lượng nước trong đất. Đồng thời, tạo môi trường thoáng khí, tránh ngập nước để cây dễ dàng hô hấp và khỏe mạnh. 
  • Trồng cây quá sâu trong đất: Môi trường dưới đất càng sâu xuống sẽ càng cứng, ít không khí và dinh dưỡng. Nhiều trường hợp cây con trồng quá sâu rễ non khó sinh trưởng, cành giâm xuống gặp đất cứng khó mà bắt rễ. Vì thế, cây sẽ bị thối rễ và lây lan bệnh cho cây khác từ đây.
  • Tưới nước ở thời kỳ cây sinh trưởng chậm: Các tháng mùa đông thường là thời điểm cây sầu riêng có tốc độ sinh trưởng chậm nhất trong năm. Do đó, nhu cầu trao đổi chất về dinh dưỡng cũng như là nước bị ít đi. Nhiều người không biết vẫn tiếp tục tưới nước đều đặn. Cây không hấp thu kịp, dẫn đến ứ đọng nước và gây nên tình trạng thối rễ.

Biểu hiện của cây sầu riêng bị thối rễ

Chúng ta thường hay dễ nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh đốm lá sầu riêng. Bà con cần quan sát kỹ và để ý cây sầu riêng để có thể phát hiện bệnh sớm nhất có thể

  • Giai đoạn đầu: Cây đang khoẻ mạnh bỗng bị vàng lá. Nếu bạn chăm bón đầy đủ chất nhưng cây vẫn có biểu hiện này thì cần kiểm tra sớm. Nếu lá cây xoắn lại vào ban ngày và phục hồi nguyên dạng vào đêm, rất có thể đó là biểu hiện cây bị ngâm nước quá nhiều.

  • Giai đoạn giữa đáng báo động: Giai đoạn này rễ cây đã bắt đầu thối mục và có biểu hiện từ dưới lên thân. Các chồi cây rộp lên và nhũn nhão, lá úa tàn từ trong cuốn. Tuy nhiên, không phải tất cả rễ sẽ bị thối cùng lúc nên nếu phát hiện sớm vẫn có thể cứu chữa cho phần rễ cây chưa bị ảnh hưởng. Cây vẫn có thể phát triển khỏe mạnh sau đó.
  • Giai đoạn cuối: Giai đoạn này hoàn không thể cứu chữa được nữa. Bởi lúc này toàn bộ bộ rễ đã thành mùn nhão. Các bộ phận trên cây cũng dần dần chết đi.

Nên xử lý như thế nào khi phát hiện thối rễ sầu riêng?

Bệnh thối rễ phát triển và lây lan rất nhanh. Do đó, để đảm bảo an toàn cho những cây còn lại, bạn cần phải biết cách xử lý nhanh chóng đối với cây sầu riêng bị thối rễ.

  • Thay toàn bộ đất cho cây bị bệnh: Đầu tiên, bạn cần loại bỏ toàn bộ phần đất cát trên cây nhiễm bệnh. Dùng kiềm hoặc kéo cắt bỏ phần rễ bị thối đi (nên khử trùng dụng cụ trước và sau khi làm). 
  • Cắt bỏ toàn bộ cành và lá héo: Những bộ phận này đã bị tổn thương và không thể phục hồi nên cần được cắt bỏ khỏi cây. Thậm chí bạn còn phải cắt bỏ bớt các phần thân lá khoẻ mạnh nếu như lượng rễ cắt bỏ nhiều. Lúc này cây rất yếu, cần được cân bằng lại số lượng lá thân cần nuôi dưỡng mà rễ cây có thể đáp ứng được.
  • Giảm lượng nước tưới: Lúc này số lượng rễ đã giảm, do đó, lượng nước hấp thụ cũng sẽ giảm đi. Bạn nên để ý tưới ít, vừa đủ, tránh tưới như lúc cây còn khỏe mạnh sẽ dễ gây nên úng nước, thối rễ lần nữa.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh thối rễ hiệu quả

Để phòng chống bà con nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Trồng sầu riêng trên đất không bị ngập úng và có khả năng thoát nước tốt (nên chọn những vùng có đất đỏ bazan) với mật độ hợp lý để tạo điều kiện thông thoáng vườn.
  • Sử dụng giống cây chất lượng, sạch bệnh, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đáp ứng nhu cầu sinh lý của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, đặc biệt bổ sung phân hữu cơ, tăng cường bón vôi cải thiện pH đất. 
  • Tưới đủ nước, hợp lý theo nhu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Có hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây, để tiêu nước nhanh trong mùa mưa, không làm úng nước. 

  • Tỉa cành tạo tán thích hợp để vườn luôn thông thoáng, ánh sáng đầy đủ cho cây quang hợp, hạn chế ẩm ướt trong vườn. 
  • Bà con lưu ý hạn chế gây vết thương cho cây sầu riêng trong quá trình chăm sóc. Cải tạo đất và phòng trừ nấm bệnh bằng cách sử dụng vi sinh vật đối kháng hoặc phân vi sinh đối kháng như chế phẩm Trichoderma, chế phẩm EM… 
  • Tiến hành quét vôi quanh gốc hàng năm (cao từ 70 – 90 cm tính từ mặt đất) để phòng bệnh cho cây. 
  • Khi cần thiết buộc phải sử dụng thuốc hóa học thì phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng nồng độ. Để quá trình phun thuốc hiệu quả bà con nên đầu tư hệ thống phun thuốc cho cây sầu riêng để có thể dập dịch nhanh chóng

Ứng dụng máy bay phun thuốc vào quy trình phòng chống sâu bệnh

Việc phun thuốc trừ sâu cho cây sầu riêng bằng phương pháp thủ công gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều nhân công do đặc thù là loại cây sầu riêng có thân cây to cao, tán lá dày và rậm rạp, khi phun thuốc từ dưới lên cao sẽ rất dễ bị thuốc trừ sâu táp trở lại vào người gây độc hại cho sức khỏe. 

Phun thuốc cho sầu riêng bằng máy bay phun thuốc
Phun thuốc bằng máy bay trên cây sầu riêng

Đầu tư máy bay xịt thuốc DJI T40 sẽ giúp nhà nông giải quyết được tất cả những thách thức đặt ra của nền nông nghiệp trong tương lai: năng suất, chất lượng vệ sinh ATTP, sức lao động và môi trường. Đồng thời còn góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao

Máy bay phun thuốc Agras DJI T40 là một công cụ chuyên nghiệp được thiết kế để cung cấp cho nông dân một cách hiệu quả và tối ưu để duy trì mùa màng của họ. DJI T40 kết hợp công nghệ máy bay không người lái tiên tiến với các giải pháp nông nghiệp chính xác, khiến nó trở thành một trong những máy bay phun thuốc tiên tiến nhất để bón, phun thuốc và gieo hạt…

Tự hào là đơn vị tiên phong chuyên cung cấp máy bay phun thuốc trừ sâu hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Drone Việt hứa hẹn sẽ mang đến cho quý bà con những chiếc máy bay phun thuốc giá tốt, chính hãng.

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên đây mà Drone Việt đã cung cấp về bệnh thối rễ sẽ hữu ích với vườn sầu riêng của bạn. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm những dấu hiệu và có hướng xử lý kịp thời. Chúc các nhà nông một vụ mùa thành công!

Bà con cần tìm hiểu về máy gọi ngay cho Drone Việt qua số điện thoại  0773746666 để được nhân viên tư vấn và báo giá chính xác.

Bài viết liên quan

Viết một bình luận