Bệnh cháy lá sầu riêng: Biểu hiện và cách phòng trừ hiệu quả

Bệnh cháy lá sầu riêng

Bệnh cháy lá sầu riêng là một trong những bệnh hại phổ biến, gây “đau đầu” cho nông dân khi bệnh xuất hiện ở trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây: từ cây con cho đến khi cây trưởng thành. Vậy, nguyên nhân gây ra cháy lá trên sầu riêng là gì? Phòng trừ như thế nào cho hiệu quả? Bà con hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cháy lá: bệnh phổ biến trên sầu riêng

Bộ lá cây trồng nói chung, đặc biệt là bộ lá của sầu riêng là một bộ phận có vai trò rất quan trọng vì lá là nơi thực quá trình quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra, lá còn có thêm các chức năng khác như sinh sản sinh dưỡng, dự trữ và tự vệ. 

Đối với cây sầu riêng, trong quá trình trồng và chăm sóc, việc nuôi dưỡng được một tán lá xanh và đẹp xem như là bà con đã thành công một nửa bởi chỉ khi bộ lá khỏe, cây sầu riêng mới có khả năng quang hợp tốt, tạo điều kiện để cây sinh trưởng, ra hoa và đậu trái hiệu quả. Đặc biệt, do đặc điểm thực vật học của sầu riêng là ra trái ngay trên cành, nên có thể nói hiệu quả mùa vụ như năng suất, chất lượng đều do bộ lá quyết định. 

Tuy nhiên, sầu riêng là cây trồng khó tính và khá mẫn cảm nên lá sầu riêng thường xuyên chịu sự xâm nhập, phá hoại của nhiều loài nấm, côn trùng, sâu hại,…gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến bộ lá của cây như thán thư sầu riêng, bệnh đốm lá, bệnh đốm rong và nhất là bệnh cháy lá sầu riêng. Đây là một trong số các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng và có mức độ nguy hiểm lớn nếu không được phòng trị đúng cách. 

Thực tế tại nhiều vùng trồng sầu riêng lớn trên cả nước, cháy lá là loại bệnh hại sầu riêng có tần suất xuất hiện thường xuyên nhưng chưa được giải quyết triệt để do kiến thức của nông dân còn hạn chế, công tác quản lý sâu bệnh hại còn nhiều lỗ hổng. 

Thêm nữa, so với các loại cây ăn trái khác, một đợt đọt của sầu riêng có thời gian phát triển kéo dài hơn rất nhiều, khoảng từ 55 – 60 ngày. Chính vì vậy, sầu riêng bị cháy lá nếu không được phát hiện và xử lý đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ổn định của cây. Nguy hại hơn, cháy lá sầu riêng khi mang trái còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái, lợi nhuận của nông dân khi thu hoạch.

Để hiểu rõ hơn về bệnh cháy lá của sầu riêng cũng như nguyên nhân, biểu hiện của bệnh, mời bà con tiếp tục theo dõi bài viết.

Bệnh cháy lá sầu riêng là gì?

Dấu hiệu của bệnh cháy lá ở sầu riêng
Bệnh cháy lá sầu riêng hay còn gọi là bệnh cháy lá khô ngọn là một loại bệnh phổ biến, thường gặp trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng và gây hại nghiêm trọng cho cây. 

Thông thường, bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi nhiệt độ môi trường của vườn thấp hoặc khi có nhiều sương mù, thoát nước kém. 

Bên cạnh đó, khi vườn không thường xuyên được chăm sóc hoặc phương pháp chăm sóc sai kỹ thuật (mất cân đối phân bón, thừa đạm, thiếu dinh dưỡng trung vi lượng), đất trồng ít chất hữu cơ, không được cải tạo và thường xuyên phòng trừ nấm bệnh cũng là điều kiện để bệnh phát triển và gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sầu riêng. 

Vậy, tác nhân gây ra hiện tượng sầu riêng bị cháy lá là gì? 

Nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá ở sầu riêng

  • Cháy lá do rầy xanh: 

Cháy lá sầu riêng do rầy xanh
Rầy xanh là loại côn trùng thường xuyên gây hại trên cây sầu riêng. Loại côn trùng này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của sầu riêng nhưng sẽ tấn công mạnh nhất vào giai đoạn cây ra đọt non gây ra hiện tượng cháy lá. 

Ban đầu, lá bị rầy xanh tấn công xuất hiện những chấm nhỏ li ti có màu vàng, sau một thời gian, mép của lá bị bệnh cháy xoăn lại rồi khô dần và rụng.

  • Cháy do nấm: 

Theo các chuyên gia, cháy lá cây sầu riêng do hai loại nấm nguy hiểm gây ra là nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum spp. Trong đó, nấm Colletotrichum spp cũng là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh trên cây sầu riêng mà thường gặp nhất là bệnh thán thư.

Khi bị nhiễm bệnh, lá sầu riêng sẽ rụng khiến cành trơ trọi, dẫn đến việc cây không thể quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng, phát triển kém. Điều này khiến cây không ra hoa, đậu trái. 

  • Ngoài ra, nguyên nhân cháy lá sầu riêng còn đến từ việc bộ rễ sầu riêng kém phát triển, đất nghèo dinh dưỡng hữu cơ, độ pH quá thấp, khả năng giữ nước  cả cây kém.

Biểu hiện 

Bệnh cháy lá trên cây sầu riêng gây hại ở cả lá già và lá non. Ban đầu, triệu chứng là những đốm nhỏ, sau thời gian nhiễm bệnh, các đốm nhỏ này liên kết lại thành các mảng dạng nhũn nước, phỏng nước sôi trên mặt lá.

Ở những lá già, khi nhiễm bệnh phần đuôi lá bị khô, thời điểm sầu riêng mang trái thì lá sẽ bị cháy khô hơn một nửa. Tình trạng này nếu kéo dài và không có các biện pháp xử lý sẽ dẫn tới tình trạng ngọn cây bị trơ cành, cây còi cọc, trái non rụng nhiều, cây phát triển kém.

Với những cây bị bệnh nặng có thể khiến cây sầu riêng bị rụng lá gần hết do mất khả năng quang hợp.

Mặc dù bệnh cháy lá cây sầu riêng xảy ra quanh năm, gây nhiều thiệt hại cho chủ vườn tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, quản lý sâu bệnh hại của ngành nông nghiệp chưa thật sự đến nơi, đến chốn; kiến thức phòng trừ sâu bệnh đặc thù của nông dân còn hạn chế nên khi gặp hiện tượng này, nhiều nhà vườn đã trở nên hoang mang và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm cách xử lý.

Vậy, khi sầu riêng bị bệnh cháy lá cần xử lý như thế nào hiệu quả? 

Cách phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng hiệu quả chỉ sau 1 lần áp dụng

Để phòng bệnh cháy lá trên sầu riêng, bà con cần áp dụng đồng thời, tổng hợp các biện pháp phòng bệnh. Khi phát hiện vườn sầu riêng đã nhiễm bệnh, lúc này bà con cần xử lý triệt để, đúng theo tài liệu kỹ thuật của ngành nông nghiệp để bệnh tránh lây lan trên diện rộng và giúp cây nhanh chóng phục hồi. 

Dưới đây, Drone Việt gửi đến bà con một số biện pháp phòng trị bệnh cháy lá cực hiệu quả, đã được kiểm chứng thực tế.

Biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác hay còn gọi là kỹ thuật canh tác là một trong những biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại trên cây trồng mà chủ yếu được thực hiện dựa trên tác động của con người xuyên suốt quá trình phát triển của cây. Sau đây là một số biện pháp canh tác bà con nên áp dụng để phòng trừ bệnh cháy lá trên sầu riêng.

Canh tác cho cây sầu riêng

  • Chọn đất trồng phù hợp, khả năng thoát nước tốt, không ngập úng
  •  Mua cây giống ở nơi đảm bảo uy tín. Chọn và sử dụng những cây giống khỏe, không có mầm bệnh
  • Vệ sinh vườn thường xuyên, chặt bỏ những cành cây nhiễm bệnh, dọn sạch cỏ dại quanh vườn
  • Không trồng quá dày và hạn chế xen canh với những cây có cùng chủng bệnh
  • Bón vôi đầy đủ, cân đối cho cây để nâng độ pH ức chế vi sinh vật gây hại
  • Không bón quá nhiều phân đạm, nên sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh
  • Tuyệt đối không được bón vôi cùng thời điểm với phân hữu cơ vì vôi sẽ làm giảm số lượng các vi sinh vật sống có lợi trong phân

Tuy nhiên, các biện pháp canh tác trên chỉ giúp ngăn ngừa sự phát triển của mầm bệnh. Đối với những vườn cây đã bị bệnh nặng, để chống lây lan và tiêu diệt triệt để, bà con cần áp dụng phương pháp hoá học để xử lí nhanh chóng.

Biện pháp hoá học

Biện pháp hoá học là biện pháp phòng trị bệnh hại bằng cách sử dụng các hoá chất, thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Đối với sầu riêng bị cháy lá, bà con phun ngừa các tác nhân gây hại bằng một trong các loại thuốc gốc đồng, mancozeb hoặc metalaxyl. Khi phát hiện vườn có các biểu hiện của bệnh cháy lá, bà con cần phun thuốc cho cây sầu riêng bằng các loại thuốc đặc trị cháy lá sầu riêng dạng thấm sâu như azoxystrobin hoặc difenoconazole.

Máy bay phun thuốc sầu riêng
Muốn tăng hiệu quả của thuốc điều trị và tiêu diệt hoàn toàn sâu bệnh hại, bà con sử dụng máy bay nông nghiệp không người lái để xịt thuốc thấm đều, bao phủ từ gốc đến ngọn và đảm bảo phun chính xác đến từng gốc cây, không bỏ sót diện tích. Nhờ những tính năng thông minh và khả năng vận hành tự động, sử dụng thiết bị máy bay nông nghiệp để phun thuốc cho sầu riêng giúp bà con dập dịch hại một cách nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh lây lan, an toàn cho sức khỏe và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại Việt Nam, Drone Việt là nơi cung cấp các dòng máy bay nông nghiệp chính hãng. Trong đó, siêu phẩm diệt bệnh cháy trên sầu riêng được ưa chuộng nhất hiện nay – DJI T40 đang có giá cực kỳ ưu đãi với nhiều quà tặng giá trị cực cao. Bà con quan tâm liên hệ ngay để được tư vấn.

Tổng kết

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bà con những thông tin và kiến thức phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng. Có thể thấy, mặc dù là bệnh nguy hại, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng vụ mùa tuy nhiên nếu biết cách phòng trừ đúng kỹ thuật, bà con hoàn toàn đánh bay nỗi lo về loại bệnh này.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng máy bay xịt thuốc DJI T40 hay bất kỳ dòng sản phẩm phun thuốc khác, bà con đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Viết một bình luận