Để trái sầu riêng lên cơm nhiều, trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, nông dân thường bón kali trắng cho sầu riêng. Vậy, bón kali trắng như thế nào là hợp lý? Bài viết sau đây Drone Việt xin chia sẻ tới bà con một vài kinh nghiệm bón kali trắng cho sầu riêng hiệu quả nhất.
Vai trò của việc bón kali trắng cho cây sầu riêng
Kali trắng là một trong những loại phân vô cơ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây sầu riêng.
Bón kali trắng cho sầu riêng giúp xúc tiến quá trình quang hợp và tham gia vào quá trình quang hợp tổng hợp đường tinh bột và protein trong làm năng suất cây cao hơn, vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ nên là yếu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ lấy quả.
Đồng thời, bón kali trắng cho sầu riêng giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tăng tính chống rét và thúc đẩy ra hoa có màu sắc tươi tắn, quả đẹp màu.
03 cách bón kali trắng cho sầu riêng hiệu quả
Bón phân tùy theo nhu các giai đoạn sinh trưởng của trái
Theo kinh nghiệm mà các nhà vườn trồng sầu riêng đã đúc kết thì việc bón phân kali trắng cho sầu riêng trong thời kỳ đậu trái phải tuân theo 3 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của trái.
- Khi trái sầu riêng đã xả nhị từ 30 đến 40 ngày thì bà con bổ sung kali trắng để giúp tăng độ phì của trái.
- Tiếp theo đến giai đoạn trái 60 ngày tuổi, bà con tiếp tục bón kali trắng để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái.
- Đến giai đoạn trái sầu riêng khoảng 90 ngày tuổi việc bổ sung thêm kali trắng giúp cây quang hợp tốt hơn và vận chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi trái giúp trái lên cơm nhiều.
Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng
Phân kali trắng là loại phân có tính làm chua đất, do đó bà con nên bón cho đất ít chua hoặc trung tính. Đối với các loại đất chua thì bà con nên bón vôi để khử chua trước khi sử dụng phân kali trắng. Nếu cây sầu riêng của bà con trồng trên các nền đất thịt thì bà con có thể bón nhiều kali hơn nhu cầu sử dụng của cây.
Bón phân đúng lúc và đúng thời điểm
Việc sử dụng kali trắng cho sầu riêng không hẳn lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển, mà đôi khi bón phân còn nhằm hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong các trường hợp như không để cây ra lá non, đọt non thời kỳ ra hoa đậu quả hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng của cây.
Lưu ý khi bón phân cho sầu riêng
Khi bón phân cho sầu riêng, để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và đạt được năng suất tốt bà con có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:
Cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng trước khi bón vì tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây sầu riêng thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi. Trong giai đoạn sinh trưởng, cây cần nhiều đạm và lân hơn, trong khi giai đoạn phát triển quả, nhu cầu về kali tăng lên.
Trước khi bón phân, nên kiểm tra độ chua của đất để xác định liệu cần điều chỉnh pH bằng cách sử dụng vôi hay không.
Chọn loại phân chứa đủ đạm, lân và kali, phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của sầu riêng. Có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hóa học, tùy thuộc vào ưu tiên và điều kiện môi trường.
Tránh sử dụng quá liều lượng, điều này có thể gây ra tình trạng dư thừa và gây hại cho cây. Cách bón Kali trắng đúng đắn nhất là luôn tuân thủ liều lượng hướng dẫn trên bao phân hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia nông nghiệp.
Để tối ưu hóa quá trình phòng ngừa sâu bệnh hại bà con nên phun thuốc cho cây sầu riêng bằng máy bay phun thuốc Drone Việt như máy bay xịt thuốc DJI T20P, DJI T30, DJI T40,…sẽ giúp nhà nông giải quyết được tất cả những thách thức đặt ra của nền nông nghiệp trong tương lai: năng suất, chất lượng vệ sinh ATTP, sức lao động và môi trường. Đồng thời còn góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao.
Kết luận
Sầu riêng hiện đang là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, diện tích canh tác sầu riêng hiện đang được nhân rộng liên tục trên nhiều địa bàn trong thời gian qua. Bón kali trắng cho sầu riêng là rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng.
Hi vọng với những thông tin mà Drone Việt cung cấp qua bài viết này sẽ hữu ích với bà con. Chúc bà con thành công!