Sầu riêng ra hoa có nên tưới nước hay không?

Sầu riêng ra hoa có nên tưới nước hay không

Cây sầu riêng là loại cây nhiệt đới thích hợp với môi trường ẩm và nhiệt độ cao. Việc tưới nước cho cây sầu riêng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đặc biệt là mức độ ẩm đất. Vậy cây sầu riêng ra hoa có nên tưới nước hay không? Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây của Drone Việt để có thêm thông tin nhé!

Sầu riêng mới ra hoa nên tưới nước như thế nào?

 

Khi cây sầu riêng đang ra hoa, việc quản lý tưới nước được nhiều nhà vườn quan tâm. Nhiều bà con thắc mắc sầu riêng ra hoa có nên tưới nước hay không? Theo các chuyên gia, khi cây sầu riêng đang ra hoa, việc tưới nước vẫn quan trọng để hỗ trợ quá trình phát triển và đậu quả. Tuy nhiên, cần điều chỉnh lịch trình tưới nước sao cho phù hợp với giai đoạn này:

Sầu riêng mới ra hoa

Thời điểm tưới: Khi mầm hoa ra sáng đều (dài 3-4cm) trên các vị trí để trái, thì tưới nước trở lại. Không nên tưới sớm (khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ có các tác hại sau:

  • Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (nơi không khuyến cáo để trái vì dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.
  • Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

Cách tưới:

  • Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước. Nếu xuất hiện trời mưa trái mùa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng sốc nước gây rụng hoa, quả non.
  • Vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới, giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt. Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo cây, héo hoa ảnh hưởng xấu đến việc đậu trái. 
  • Sau khi đậu trái, tưới tăng dần lượng nước đến mức trở lại bình thường, giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao.

Như vậy, thời điểm, cách tưới nước và chăm sóc cho sầu riêng giai đoạn ra hoa  rất quan trọng, quyết định đến năng suất vườn sầu riêng.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

Kỹ thuật bón phân

Bón phân cho sầu riêng

Giai đoạn kết hoa sầu riêng cần nhiều dinh dưỡng để hình thành hạt phấn chuẩn bị tốt cho quá trình kết quả. Nên giai đoạn này cần phải sử dụng phân bón để cung cấp các nguyên tố vi lượng, nguyên tố trung lượng cho cây.

Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của hoa sầu riêng. Tránh cho cuống hoa bị dài, yếu ớt ảnh hưởng trong quá trình nuôi trái. 

Tỉa bớt hoa

Tỉa hoa sầu riêng

Tỉa bớt hoa là một trong những cách giúp cho cây tập trung nuôi dưỡng những hoa có tỉ lệ đậu quả cao mang lại chất lượng. Vì vậy bạn cần phải loại bỏ bớt những hoa ra có tỷ lệ kết trái kém, nằm ở những vị trí không cần thiết.

Thời điểm tỉa bớt hoa trong một chùm thích hợp. Là khi chùm hoa đã dài trong khoảng từ 8 đến 10 cm. Bạn chỉ cần tỉa đi những bông hoa mọc ở đầu. Để lại những bông hoa mọc cùng đợt, cuống khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh. Và không nên để quá 10 bông cho một chùm hoa.

Một số lưu ý phòng trừ sâu bệnh giai đoạn ra hoa

Nhện đỏ: Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Những vết chích liên kết lại tạo ra những khoan, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.

* Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc Kumulus 80DF, Sulox 80WP (10-15g/16 lít nước), Ortus 5SC (10-15ml/8-10 lít nước), Pegasus 500SC (7-10ml/8 lít nước), thuốc sinh học Abatin 5.4EC (6-8ml/16 lít nước ), hoặc sử dụng thuốc Sule Long 80WP (140g/16 lít nước)…

Rầy phấn trắng

Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành. Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.

Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytophthora

* Phòng bệnh: Để giảm tối đa Bệnh xì mủ thân, thối trái gây hại thân, quả trong giai đoạn cây mang trái, giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì biện pháp phòng nấm Phytophthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết. Tiến hành tiêm phòng 4 đợt cho cây sầu riêng giai đoạn cụ thể là: 

Lần 1: Sau khi thu hoạch. 

Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bông. 

Lần 3: Khi trái bằng quả cam (60 ngày sau khi xả nhụy). 

Lần 4: Khi quả đạt 1,5-2kg (100 ngày sau xả nhụy).

Phòng trừ sâu bệnh sầu riêng bằng máy bay phun thuốc

Để đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu bệnh hại, bảo vệ vườn sầu riêng an toàn bà con có thể tham khảo giải pháp phun thuốc thông minh từ máy bay phun thuốc không người lái DJI T40

Kết luận

Nước là yếu tố cực kỳ quan trọng với cây sầu riêng. Thiếu nước, thức ăn trong đất hoặc phân bón sẽ không có tác dụng đối với cây nữa. Vì vậy dù là ở giai đoạn đoạn nào thì việc tưới nước cho cây sầu riêng cũng rất cần thiết, tuy nhiên với mỗi giai đoạn thì nhu cầu về nước tưới đều có sự khác nhau. Với những thông tin trên, Drone Việt hi vọng sẽ giúp bà con có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bà con thành công!

Bà con cần tìm hiểu về máy gọi ngay cho Drone Việt qua số điện thoại  077.374.6666 để được nhân viên tư vấn và báo giá chính xác.

Bài viết liên quan

Viết một bình luận