Các bệnh trên cây sầu riêng luôn là yếu tố hàng đầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng quả trong quá trình sản xuất, gây khó khăn cho khâu bảo quản sau thu hoạch. Tuy nhiên, đến nay, cách quản lý bệnh hại sầu vẫn còn khá chung chung khiến nông dân “đau đầu” khi xử lý. Dưới đây, Drone Việt chia sẻ đến bà con dấu hiệu nhận biết và kỹ thuật phòng trừ một số bệnh hại sầu riêng hiệu quả cao.
Sầu riêng: giống cây ăn quả cho “tiền tỉ”
Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới bổ dưỡng, giàu vitamin, chất xơ và các hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe con người. Đây được xem là “vua” của các loại cây ăn trái hiện nay tại nước ta.
Bên cạnh đó, giá trị kinh tế mà giống cây công nghiệp lâu năm này mang lại cho người trồng cũng rất lớn. Trong 5 năm trở lại đây, nhiều người dân đã trở nên khấm khá ngay sau khi thực hiện chuyển đổi giống cây trồng từ lúa, cao su, mít sang sầu riêng. Trên thực tế, 1 ha sầu riêng có thể cho thu hoạch trung bình khoảng 20 tấn/vụ ( trung bình sản lượng 1 cây sầu riêng cho 200kg trái). Với giá bán 60.000 đồng đến 70.000 đồng/kg, trong 1 vụ người trồng đã có doanh thu 1,3 tỷ đồng. Nếu trừ hết các chi phí đầu tư, mỗi vụ bà con thu về lợi nhuận từ 900 triệu đồng, cao gấp hàng chục lần với việc trồng lúa nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay diện tích trồng sầu riêng trên cả nước đạt vào khoảng khoảng 90.000 hecta và hằng năm cho thu hoạch với sản lượng bình quân 1,3 triệu tấn quả. Có thể thấy, loại quả tỷ đô này đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Trồng và phát triển cây sầu riêng đã giúp không ít nông dân nước ta vươn lên, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên, dù sầu riêng có giá trị kinh tế rất cao nhưng để trồng hiệu quả thì không phải dễ bởi sầu riêng là loại cây kén đất và đặc biệt rất mẫn cảm với sâu bệnh hại. Do đó, để tạo ra được những trái sầu riêng to, hình dáng đẹp và thơm ngon thì ngoài việc nắm vững quy trình chăm sóc, người trồng cần phải nhận biết được chính xác các loại sâu bệnh hại sầu riêng và có cách xử lý kịp thời.
Vậy, các bệnh trên cây sầu riêng thường gặp nhất là gì? Mời bà con cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Các bệnh trên cây sầu riêng thường gặp
Cây sầu riêng bị khá nhiều các loại nấm và côn trùng tấn công, gây ra nhiều bệnh hại sầu riêng nguy hiểm. Sau đây Drone Việt giới thiệu đến bà con các bệnh trên cây sầu riêng thường gặp nhất.
Bệnh rỉ sắt
Bệnh rỉ sắt hay còn gọi là bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng là một loại bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Nguyên nhân:
- Bệnh rỉ sắt trên sầu riêng do nấm Xanthomonas Campestricpv.cv gây ra. Loại nấm này thường lây nhiễm trên cả lá, thân và quả của cây sầu riêng.
- Điều kiện để nấm phát triển gây bệnh là môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ 20 – 30 độ C.
- Đối tượng dễ bị nấm xâm nhập nhất là những cây non và lá non.
Biểu hiện:
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh gỉ sắt trên cây sầu riêng bao gồm:
- Sầu riêng bị nấm lá xuất hiện các đốm có màu vàng hoặc màu cam. Các đốm này thường hợp nhất với nhau, tạo nên các mảng màu gỉ sắt trên lá.
- Lá nhiễm bệnh không còn tươi, biến dạng và méo mó, thường rụng sớm
- Trái của cây sầu riêng nhiễm bệnh gỉ sắt có kích thước nhỏ, dị hình dị dạng và được tiêu thụ với giá không cao.
Bệnh vàng lá, thối rễ
Bệnh vàng lá và bệnh thối rễ là một trong số các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng khiến nhiều nhà vườn lo lắng bởi nếu không có kiến thức về bệnh này, bà con dễ dàng nhầm lẫn sang nhiều loại bệnh khác và xử lý sai cách.
Nguyên nhân:
- Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora, Pythium sp và Fusarium gây ra. Các nấm bệnh này tồn tại sẵn trong đất trồng và sau đó tấn công rễ cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi bị nấm tấn công cây sầu riêng nhanh chóng bị thối rễ khiến chất dinh dưỡng không được vận chuyển lên lá cây, làm cây sầu riêng bị vàng lá.
Biểu hiện:
- Sầu riêng bị nhiễm bệnh ra đọt non chậm hoặc không thể ra đọt như cây bình thường. Bên cạnh đó, lá của những cây bị bệnh chuyển màu hơi vàng, chóp lá bị cháy.
- Khi bệnh nặng, toàn bộ cây bị vàng lá và rụng nhiều khiến cây còi cọc, rụng các nhánh non đầu cành rồi khô, chết.
- Triệu chứng trên rễ: Bệnh thối rễ sầu riêng làm phần rễ bị thối có màu nâu, phần vỏ của rễ bị tuột ra. Nếu bệnh nặng có thể làm rễ mất khả năng hấp thụ nước, dinh dưỡng, cây còi cọc, rụng hết lá, lâu dần nếu không xử lý gây chết cây.
Bệnh nhện đỏ
Bệnh nhện đỏ sầu riêng là một trong số các bệnh trên sầu riêng làm nhà vườn luôn đau đầu bởi tác nhân gây ra bệnh luôn ẩn mình dưới tán lá, rất khó để phát hiện.
Nguyên nhân:
- Bệnh nhện đỏ trên cây sầu riêng do loài nhện có tên khoa học là Tetranychus cinnabarinus gây ra. Chúng có mức độ gây hại nghiêm trọng bởi khả năng thích nghi rất nhanh với các loại hóa chất cực độc.
- Thông thường, nhện đỏ chủ yếu xuất hiện vào mùa khô. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, thời tiết nóng ẩm cũng là lúc nhện đỏ phát triển mạnh nhất.
Biểu hiện:
- Lá sầu riêng xuất hiện những vết phồng rộp. Khi khô, những vết này trở nên xơ cứng và chuyển thành màu vàng khiến cây sầu riêng bị rụng lá một cách nhanh chóng.
- Khi không xử lý và để nhện đỏ phát triển mạnh hơn, chúng sẽ tấn công cả những chồi non làm cây chậm lớn, cành lá bị khô dần đi rồi chết.
- Với những cây sầu riêng mới đậu quả, nhện đỏ khiến quả sầu riêng khô sạm và nứt ra, không thể ăn được.
Ngoài các bệnh trên, sầu riêng cũng thường xuyên mắc các bệnh như thán thư, đốm rong hoặc bệnh xỉ mủ…gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cây và hiệu quả vụ mùa.
Tác hại của các loại bệnh trên cây sầu riêng
Sầu riêng là loại cây cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu để cây bị các bệnh hại tấn công và phá hoại sẽ gây ra những hậu quả không hề nhỏ.
Sâu, nấm bệnh hại sầu riêng khiến cây phát triển chậm chạp, sức đề kháng yếu ớt, dẫn đến hiện tượng còi cọc và dễ chết. Nhiều loại bệnh hại khiến quá trình ra hoa của sầu riêng bị ảnh hưởng làm hoa rụng nhiều, tỉ lệ đậu quả không cao.
Bên cạnh đó, những cây sầu riêng nhiễm bệnh thường cho trái nhỏ, hình dạng méo mó, ít múi, cơm sầu sượng, không thơm và ít ngon. Khi thu hoạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán, khiến nhà vườn bị thiệt hại kinh tế nặng nề.
Ngoài ra, trong quá trình trồng và chăm sóc, để vực lại vườn sầu riêng bị nhiễm bệnh, nông dân cần phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới, lắp đặt hệ thống phun thuốc sâu cho sầu riêng để phòng và điều trị bệnh. Tuy vậy, nếu xử lý không đúng cách không những làm bà con mất tiền đầu tư mà hiệu quả mang lại không có.
Vậy, phòng và trị bệnh cây sầu riêng như thế nào cho đúng?
Biện pháp phòng trừ các bệnh trên cây sầu riêng tốt nhất
Để tối ưu chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao, ngay từ ban đầu bà con cần có biện pháp phòng trị khoa học như:
- Không trồng sầu riêng quá dày, không trồng xen canh bởi sẽ tạo điều kiện để sâu bệnh lây lan, khó khăn khi chăm sóc.
- Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho vườn trồng.
- Nhanh chóng chặt bỏ và tiêu hủy những cành cây bị bệnh để tránh lây lan.
- Bổ sung phân bón đầy đủ, cân đối, hợp lý. Nên sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh đã ủ hoai mục thay cho các loại phân hoá học độc hại.
- Thường xuyên thăm vườn, theo dõi và kiểm tra kỹ càng từng gốc sầu riêng để có thể phát hiện kịp thời những triệu chứng bất thường của cây, từ đó có biện những biện pháp pháp can thiệp kịp thời.
- Phun thuốc cho cây sầu riêng thường xuyên, định kỳ để ngăn chặn cơ hội phát triển, lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay, việc phun thuốc theo cách truyền thống vừa mất thời gian vừa gây tốn kém nhân lực trong khi hiệu quả mang lại sau phun không cao. Đặc biệt, sầu riêng là cây thân cao, tán lá rậm rạp nên các công cụ phun thủ công hầu hết không thích hợp. Để đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ vườn sầu riêng an toàn bà con có thể tham khảo giải pháp phun thuốc thông minh từ máy bay phun thuốc không người lái DJI T40.
Với khả năng phun nhanh chóng, thiết bị này giúp nhà vườn tối ưu hóa thời gian và giải phóng sức lao động. Trong khi đó, nếu phun thuốc theo cách thủ công, mỗi người đi phun phải mất từ 3 – 4 giờ để hoàn thành công việc nhưng hiệu quả lại không cao.
Ngoài ra, sử dụng máy bay phun thuốc DJI T40 còn giúp nông dân bảo vệ tốt sức khỏe, tiết kiệm nước và thuốc trừ sâu, đảm bảo độ đồng đều và chính xác nhất, mang đến một vụ mùa bội thu năng suất.
Tổng kết
Đối với người trồng sầu riêng, sâu bệnh luôn là nỗi lo hàng đầu bởi đây là nguyên nhân chính làm cây sầu riêng mất năng suất và gây thiệt hại kinh tế mỗi năm. Do đó, nhận biết chính xác và phòng trị đúng cách là nguyên tắc sống còn khi trồng và chăm sóc sầu riêng.
Trên đây, Drone Việt đã chia sẻ đến anh chị và bà con các bệnh trên sầu riêng thường gặp nhất và biện pháp xử lý hiệu quả. Hy vọng, những thông tin này sẽ mang đến cho bà con một vụ sầu năng suất cao.
Ngoài ra, nếu bà con đang tìm kiếm một giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh cho vườn sầu riêng của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.