Nguyên nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Thường gặp nhiều trong mùa mưa hoặc khi có sương mù đồng thời khi nhiệt độ môi trường ở vườn sầu riêng thấp và khả năng thoát nước kém cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh xì mủ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh xì mủ có thể gây tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng chết của nhiều cây trong vườn sầu riêng.

Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Để có thể xử lý triệt để bệnh xì mủ trên cây sầu riêng. Trước hết, bà con cần phải nhận biết đúng loại bệnh hại trên cây sầu riêng rồi mới đưa ra giải pháp xử lý dứt điểm. Sau đây hãy cùng Drone Việt tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh hại này nhé!

Bệnh xì mủ là gì?

Bệnh xì mủ (bệnh chảy nhựa) là một trong những loại bệnh thường gặp ở các loại cây có múi. Đặc biệt là trên cây sầu riêng, mít, bưởi, cam,…Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng hay các loại cây trồng khác sẽ gây ảnh hưởng nặng nề nếu bà con không biết các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng, trừ kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh xì mủ là gì?

  • Nguyên nhân trực tiếp: do nấm Phytophthora sp gây ra, kết quả phân lập định danh lấy mẫu từ các vết miệng xì mủ cho kết quả là có sự hiện diện của nấm Phytophthora sp.

Bệnh xì mủ ở cây sầu riêng

  • Nguyên nhân gián tiếp: Cây trải qua sự biến đổi về sinh lý do ảnh hưởng từ các yếu tố không mong muốn như: chất kích thích sắc tố, ức chế quá trình sinh trưởng khi cây đang sản xuất bông và hoa, cũng như việc bón phân mất cân đối (do thừa hoặc thiếu). Để giải quyết tình trạng này, buộc phải thực hiện việc đào thải loại bỏ độc tố cũng từ đó xuất hiện các vết nứt tiết dịch nhựa (mủ) 

Dấu hiệu nhận biết cây sầu riêng bị bệnh xì mủ tấn công

Trên thân cây:

  • Khi cây sầu riêng bị nấm Phytophthora tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu hơi ướt. Sau đó vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng sẽ hóa nâu.
  • Đối với các cây sầu riêng chưa có quả, vết bệnh thường hay xuất hiện ở dưới các nách của các nhánh chính. Ở giai đoạn này bệnh đã xâm nhập và bắt đầu gây hại nhẹ, nếu không ngăn chặn kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị bệnh xì mủ thì bệnh sẽ bắt đầu lây bệnh ra toàn thân cây.

Trên lá:

Nấm bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.

Trên quả:

Nấm gây hại trên trái sầu riêng, làm trái bị thối hàng loạt. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, đầu tiên là những đốm nâu đen nhỏ, sau đó lan rộng ra và có màu đen. 

=>Xem thêm:

Bệnh xì mủ gây hại trên cây sầu riêng như thế nào?

  • Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng bắt đầu gây hại từ cuống lá, cành non khiến cho phần phía trên bị héo nhanh, rũ và chết dần. 
  • Khi bệnh tấn công sang quả thì trên quả sẽ hình thành vết thối lan rộng và sâu làm hỏng phần ruột quả. 
  • Trên vỏ cây triệu chứng thường khó phát hiện sớm, chỉ khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét thì mới dễ nhận biết, nếu vết loét còn nhỏ và được phát hiện sớm thì việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả hơn

Cách phòng trừ xì mủ gốc trên cây sầu riêng

Để bảo vệ mùa màng, bà con nông dân có thể tham khảo các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dưới đây:

  • Chọn những giống sầu riêng sạch và có khả năng chống chịu với nấm bệnh Phytophthora, chẳng hạn như sầu riêng lá quéo, sầu riêng tứ quý, bà con có thể dùng những giống này làm gốc ghép để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây sầu riêng.
  • Vườn trồng sầu riêng cần đảm bảo độ cao so với mực nước từ 70-100cm, có hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt, hạn chế độ ẩm cao cho vườn, đặc biệt là mùa mưa.
  • Mật độ trồng cây vừa phải để vườn được thông thoáng, tỉa cành, tạo tán sau mỗi vụ, đảm bảo đủ ánh sáng tránh mầm bệnh sinh sôi, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

  • Loại bỏ những bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng, lưu ý không nên vứt bừa bãi, cần nhanh chóng tiêu hủy triệt để, tránh mầm bệnh lây 
  • Phun thuốc cho cây sầu riêng: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun tán cây với các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Phosphonate, các loại gốc Đồng (Ridomil, Aliette,…).Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi cho phương pháp này là Phosphonate. Để quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật được tối ưu và tiết kiệm nhất, bà con nên đầu tư hệ thống phun thuốc cho cây sầu riêng 

  • Đảm bảo cho đất vườn tơi xốp, bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn bằng cách bón phân cho cây sầu riêng đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân vi sinh có thể sử dụng là 100kg phân hữu cơ/cây/năm

Ứng dụng công nghệ mới vào công tác phòng chống sâu bệnh

Việc sử dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ, giúp nâng cao hiệu suất và bền vững của sản xuất nông nghiệp. Dòng máy bay nông nghiệp DJI T40 được sử dụng để giúp tối ưu toàn bộ quá trình nuôi trồng sầu riêng. 

Máy bay phun thuốc sầu riêngTrong các dòng máy bay nông nghiệp thì DJI T40 có hiệu suất phun thuốc tuyệt vời, có thể phun thuốc các thửa ruộng, vườn cây chỉ trong vòng một thời gian ngắn. DJI Agras T40 có thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ thuốc tiếp xúc với động cơ, chống ăn mòn hiệu quả và tăng bộ bền cho máy bay. 

Vừa giúp nông dân tiết kiệm thời gian, vừa giúp tăng năng suất làm việc, mang lại hiệu quả cũng như lợi nhuận cao thì đây chắc hẳn là công cụ đáng để bà con đầu tư.

Bà con cần tìm hiểu về máy gọi ngay cho Drone Việt qua số điện thoại  077.374.6666 để được nhân viên tư vấn và báo giá chính xác.

Tổng kết:

Trên đây Drone Việt Nam đã giới thiệu đến quý bà con cách xử lý và biện pháp phòng ngừa bệnh xì mủ trên cây sầu riêng. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm những dấu hiệu và có hướng xử lý kịp thời. Hi vọng với những thông tin mà Drone Việt cung cấp có thể giúp bà con tham khảo và áp dụng cho một vụ mùa bội thu. Chúc bà con thành công!

Bài viết liên quan

Viết một bình luận