Nhiều năm trở lại đây, diện tích trồng sầu riêng nước ta có dấu hiệu tăng “nóng” trở lại. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội làm giàu, nông dân còn gặp rất nhiều thách thức, điển hình là sâu bệnh ngày càng nguy hại. Để nâng cao năng suất và giá trị của quả sầu riêng, trong quá trình phát triển của cây, bà con cần có các biện pháp phòng trừ bệnh trên cây sầu riêng hiệu quả. Dưới đây, Drone Việt Nam chia sẻ đến bà con một số cách đơn giản nhất. Mời bà con tham khảo.
Tình hình sâu bệnh trên cây sầu riêng nước ta
Nhiều năm nay, do giá sầu riêng luôn duy trì mức cao, cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, do đó nông dân các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh đã liên tục mở rộng diện tích sản xuất nhanh chóng thông qua việc trồng xen trong các vườn cà phê, vườn cây ăn quả.
Cụ thể, so với năm 2017, đến cuối năm 2022 cả nước có hơn 110.000 ha sầu riêng, tăng gần gấp 3 lần. Trung bình diện tích sầu riêng tăng 24,5% mỗi năm.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt gần 850 triệu USD chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng gần gấp đôi so với cả năm 2022. Dự kiến, thời gian tới xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh, đạt từ 1,2 đến 1,5 tỷ USD, gấp 3,5 lần so với năm 2022, mang đến cơ hội làm giàu cho bà con nông dân. Tuy nhiên, kèm theo đó là nhiều khó khăn và thách thức.
Cụ thể, do khi chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng sầu riêng, một số nông dân thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng nên đã trồng sầu riêng trên các loại đất chưa phù hợp như đất sét, đất nhiễm phèn,… gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều nông dân ham rẻ nên mua phải những cây giống được bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường nên không đảm bảo chất lượng.
Quan trọng hơn, một thách thức lớn nhất đặt ra hiện nay là tình hình sâu bệnh hại sầu riêng trên các vườn khá nhiều. So với cây trồng lâu năm khác, sầu riêng là cây dễ mẫn cảm nên thường xuyên chịu sự tấn công và xâm nhập của nhiều dịch hại. Đáng nói, các loại bệnh hại sầu riêng xuất hiện quanh năm và ngày càng có nhiều biến thể nguy hiểm. Theo đó, hiện có đến hơn 20 loại bệnh đang đe dọa đến năng suất, chất lượng quả sầu riêng mỗi ngày. Dưới đây, Drone Việt điểm nhanh một số loại bệnh trên cây sầu riêng thường gặp nhất. Mời bà con theo dõi.
Các loại bệnh trên cây sầu riêng thường gặp nhất
Canh tác cây sầu riêng luôn phải đối mặt với rất nhiều đối tượng gây hại. Dưới đây là các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng.
Bệnh nứt thân xì mủ
Nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng là bệnh do nấm Phytophthora tấn công lên vỏ, thân và lá cây. Bệnh gây ra các triệu chứng dễ nhìn thấy như thối vỏ, chảy nhựa và khiến cây sầu riêng bị vàng lá, cháy lá, thối quả, thối cổ rễ, chết ngọn.
Nếu phát hiện sớm ngay khi vết loét còn nhỏ, việc phòng trừ bệnh càng nhanh và hiệu quả. Ngược lại, nếu phát hiện muộn khi vết loét đã lan rộng sẽ làm cho vỏ cây bị huỷ hoại nghiêm trọng. Điều này gây tốn kém, khó khăn khi phòng trừ và làm cây suy yếu nhanh chóng.
Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng
Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng hay còn gọi là bệnh đốm mắt cua, đây là một bệnh khá phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho vụ sầu riêng của nông dân.
Cây thường bị bệnh rỉ sắt khi gặp điều kiện nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, đặc biệt là khi mưa bão. Bệnh rỉ sắt trên sầu riêng do sâu vẽ bùa tấn công lá non để lại vết thương tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv xâm nhập và gây hại.
Khi bị rỉ sắt, lá sầu riêng thường xuất hiện các đốm màu vàng sáng. Bệnh sẽ phát triển từ những vết nhỏ thành vệt có màu nâu nhạt hoặc thâm đen. Thông thường, biểu hiện của bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá.
Một vài trường hợp, bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng còn xuất hiện trên quả khiến chúng bị khô sớm, biến dạng, dễ rụng.
Bệnh đốm rong
Bệnh đốm rong do tảo Cephaleuros virescens gây ra, xuất hiện khi điều kiện ẩm độ quá cao, mật độ vườn dày và có nhiều cỏ dại. Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều ở giai đoạn trước và sau khi thu hoạch bởi đây là thời điểm cây đang suy yếu.
Sầu riêng bị nấm lá thường xuất hiện vết bệnh có dạng đốm tròn kích thước khoảng 3 – 5mm, các vết bệnh này mọc hơi nhô trên hai bề mặt lá và có màu xanh xám hoặc đỏ nâu.
Khi gặp điều kiện thích hợp, bệnh đốm rong lan nhanh, ở mặt dưới của vết bệnh chúng ta dễ dàng thấy mô lá bị hoại tử và có cả sợi tảo màu đỏ nâu mọc xuyên qua. Khác với các bệnh trên cây sầu riêng khác, bệnh đốm rong dễ phát sinh, phát triển và gây ảnh hưởng xấu đối với cây sầu riêng.
Bệnh thán thư
Bệnh thán thư sầu riêng do nấm Colletotrichum gây ra. Bệnh thường gây hại bắt đầu đầu mùa khô, khi thời tiết mát mẻ.
Thông thường, khi vườn sầu riêng nếu ít được chăm sóc, không được cắt tỉa gọn gàng, bị rợp bóng hoặc cây thiếu cân bằng dinh dưỡng cũng là điều kiện thuận lợi cho bào tử nấm phát triển và gây ra bệnh thán thư. Ngoài ra, các yếu tố như đất trồng xấu, không cải tạo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thán thư trên sầu riêng.
Bệnh thán thư lan truyền nhanh chóng từ cây này sang các cây khác. Khi bệnh nặng, lá cây sầu riêng bị khô cháy dần và rụng sớm, cành trơ trụi, cây suy yếu dần.
Ngoài các bệnh trên, sầu riêng cũng thường gặp phải các bệnh khác như bệnh thối trái, bệnh thối rễ, bệnh nhện đỏ và bệnh phấn trắng. Trong khi đó, hầu hết nông dân nước ta ít được tham gia các khóa tập huấn về quy trình canh tác cây sầu riêng, thiếu thông tin về kỹ thuật chăm sóc nên công tác quản lý bệnh trên cây sầu riêng vẫn chưa hiệu quả.
Biện pháp phòng trừ bệnh trên cây sầu riêng
Để phòng trừ và hạn chế bệnh trên cây sầu riêng, trong quá trình chăm sóc bà con cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
- Che bóng cho cây con, chỉ để 50% ánh sáng
- Tưới nước thường xuyên, đầy đủ cho cây khi trời nắng để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh
- Không trồng quá dày, hạn chế trồng xen canh với các loại cây có cùng ký chủ nấm
- Giai đoạn bắt đầu mùa khô, bà con cần tủ cỏ rác xung quanh gốc để có thể giữ ẩm cho cây
- Thường xuyên thăm vườn, theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của sầu riêng để phát hiện mầm bệnh sớm
- Bón phân cân đối
- Phải dọn triệt để cây cũ và xử lý đất khi trồng cây mới
- Tiến hành thu gom, tiêu huỷ những bộ phận cây bị bệnh
- Loại bỏ đi những cây già yếu
Giải pháp phòng trừ bệnh sầu riêng bằng máy bay xịt thuốc
Ngoài các biện pháp trên, để quản lý bệnh hại tốt cho vườn sầu riêng của mình, nhà nông cần phun thuốc cho cây sầu riêng bằng các loại thuốc đặc trị nấm hồng hoặc thuốc trị nấm cuống sầu riêng để phòng ngừa, tiêu diệt tận gốc khi bệnh phát triển.
Tuy nhiên, sầu riêng là loại cây thân cao, tán rộng và rậm rạp, nếu chỉ phun bằng bình phun tay hay béc phun thuốc sầu riêng thì thuốc không đến được với những ngọn cây phía trên cao, gây giảm hiệu quả của thuốc và không tiêu diệt được mầm bệnh tại những vị trí này.
Hiện nay, máy bay xịt thuốc nông nghiệp được xem như là một giải pháp hữu hiệu nhất để phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng, được bà con nông dân cực kỳ ưa chuộng nhờ các ưu điểm vượt trội: tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân công; giải phóng sức lao động; an toàn cho sức khỏe con người. Với khả năng phun thuốc từ trên cao xuống, sử dụng máy bay nông nghiệp giúp thuốc bao phủ toàn bộ thân, lá, cành và ngọn cây, giúp thuốc được lan tỏa rộng trên mọi diện tích vườn sầu, bảo vệ sầu riêng khỏi các tác nhân gây bệnh.
Tại Việt Nam, Drone Việt tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp phun thuốc thông minh từ máy bay xịt thuốc. Chúng tôi luôn có sẵn các dòng máy bay chính hãng DJI T20P, DJI T30, DJI T40, DJI T25, DJI T50 với giá tốt nhất phục vụ tối đa nhu cầu của mọi nông dân.
Tổng kết
Trên đây, Drone Việt đã chia sẻ đến bà con một số loại bệnh trên cây sầu riêng cũng như hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ đơn giản, hiệu quả.
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về công tác quản lý bệnh hại sầu riêng, từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch.
Cảm ơn bà con đã xem hết bài viết. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
Nếu có nhu cầu mua máy bay xịt thuốc, bà con vui lòng liên hệ chúng tôi để được báo giá và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.